Sốt xuất huyết là bệnh gì?
Bệnh sốt xuất huyết có thể xuất hiện ở mọi nơi và không chừa một ai. Bất kỳ bạn là ai, sống ở đâu cũng có thể mắc bệnh. Chỉ cần một con muỗi vằn mang mầm bệnh sẽ lây bệnh cho cả chục trăm người. Hàng năm ở nước ta có hàng chục ca tử vong do dịch sốt xuất huyết gây ra.
Người mắc bệnh sốt xuất huyết có những triệu chứng gì? Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ được các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết qua từng giai đoạn.
Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Bệnh sốt xuất huyết là bệnh nhiễm vi rút dengue cấp tính do muỗi Aedes aegypti hay còn gọi là muỗi vằn lây truyền. Bệnh sốt xuất huyết do muỗi vằn hút máu truyền siêu vi trùng từ người bệnh sang người lành. Virus dengue xâm nhập vào cơ thể người qua các vết muỗi đốt và thời gian ủ bệnh từ 4-10 ngày.
Sốt xuất huyết được phát hiện từ thế kỷ 18 cho đến nay số ca bệnh ngày càng tăng lên. Đây là dịch bệnh nguy hiểm được tổ chức Y tế Thế giới WHO xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm. Cần đưa vào mục tiêu phòng chống bệnh dịch của các quốc gia. Sốt xuất huyết diễn ra ở trên 100 quốc gia trên thế giới với 50- 100.000 ca bệnh được ghi nhận mỗi năm.
Triệu chứng sốt xuất huyết
- Sốt cao, lên đến 40,5oC;
- Nhức đầu nghiêm trọng;
- Đau phía sau mắt;
- Đau khớp và cơ;
- Buồn nôn và ói mửa;
- Phát ban.
Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn
Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn sau khi bị muỗi đốt từ 3-6 ngày có những biểu hiện như sau:
- Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn ở giai đoạn nhẹ bệnh từ ngày thứ 1-2 bệnh nhân có các biểu hiện: sốt cao đột ngột từ 39-40 độ C, sốt liên tục, uống thuốc hạ sốt nhưng không giảm. Có chấm xuất huyết dưới da, chảy máu mũi và chân răng, nhức đầu chán ăn, buồn nôn, đau nhức toàn thân và 2 hốc mắt.
- Triệu chứng sốt xuất huyết ở giai đoạn nguy hiểm thường bệnh từ ngày thứ 3-7. Giai đoạn này bệnh nhân còn sốt hoặc đã giảm sốt. Bệnh ở giai đoạn này có những biểu hiện như sau: thoát huyết tương nhiều dẫn đến người vật vã mệt mỏi, bứt dứt, nằm li bì, rét lạnh tay chân; tràn dịch màng phổi cảm thấy đau tức ngực và đau nặng khi thay đổi tư thế, khó thở; tràn dịch màng bụng biểu hiện bụng to trướng; gan to gây đau ở vùng hạ sườn phải hoặc vùng thượng vị.
- Giai đoạn phục hồi: bệnh nhân qua được giai đoạn nguy hiểm sau 24-48h, người bệnh hết sốt hoàn toàn, trạng thái tinh thần tốt lên thèm ăn uống và đi tiểu nhiều.
Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em
Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em thường bắt đầu từ 4-6 ngày sau khi bị muỗi vằn đốt. Những biểu hiện của triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em có 3 giai đoạn cụ thể sau:
- Giai đoạn đầu hay còn là giai đoạn khởi phát trẻ có những biểu hiện: sốt cao liên tục và đột ngột trên 38 độ, quấy khóc, lười ăn uống, nôn trớ, nổi những nốt đỏ nhỏ lấm chấm ở da, chảy máu chân răng, đau đầu, mệt mỏi, đau hốc mắt, đau mỏi khắp cơ thể, xuất huyết đường tiêu hóa đi ngoài và nôn ra máu. Bé bị muỗi đốt có những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết nói trên. Các bậc phụ huynh hãy nhanh chóng đưa bé đi nhập viện để được điều trị kịp thời.
- Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em ở giai đoạn nguy cấp: Là giai đoạn sau khi bé bị sốt liên tục từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6. Đây là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm. Có thể lấy đi tính mạng của trẻ bất cứ lúc nào nếu không được điều trị kịp thời. Vi rút dengue đã xâm nhập làm suy yếu hệ miễn dịch, số lượng tiểu cầu và bạch cầu giảm đáng kể. Bé có biểu hiện bệnh như sau: tràn dịch màng phổi khiến bụng sưng phù, xuất huyết nghiêm trọng, phù nề vùng mắt, tiểu ra máu, chảy máu cam, đầu là chân tay lạnh, tụt huyết áp. Nếu không được chữa trị kịp thời tình trạng xuất huyết nghiêm trọng, vi rút làm trụy tim mạch khiến trẻ dễ bị tử vong.
- Giai đoạn hồi phục bệnh: nếu được chăm sóc và điều trị kịp thời bé sẽ cắt cơn sốt nhanh. Sau 2-3 ngày qua khỏi giai đoạn nguy hiểm trẻ bắt đầu có biểu hiện: thèm ăn, khát nước.
Triệu chứng của sốt xuất huyết có gì giống và khác sốt phát ban?
Sốt phát ban và sốt xuất huyết có nhiều điểm giống nhau như: sốt cao từ 39-40 độ kéo dài từ 3-5 ngày, nổi ban đỏ dưới da, chán ăn, mệt mỏi sưng vùng mắt, đau họng. Nhiều người thường nhầm lẫn giữa 2 loại sốt với nhau và không đi thăm khám kịp thời gây nguy hiểm cho tính mạng.
Điểm khác nhau của sốt xuất huyết và sốt phát ban gồm:
- Sốt xuất huyết do muỗi vằn lây truyền bệnh, triệu chứng sốt xuất huyết người bệnh có biểu hiện: mệt mỏi, đau bụng, nôn ói nhiều, chảy máu răng và máu mũi, đi cầu phân đen.
- Sốt phát ban sốt cao từng cơn, ho, đau họng chảy nước mũi, nghẹt mũi, nổi hạch ở cổ, đầu, mặt, sau 4 ngày sẽ hết sốt và nổi ban đỏ 3-5 ngày rồi lặn, sốt phát ban lây truyền qua đường hô hấp
Sốt xuất huyết kiêng gì?
Người bị sốt xuất huyết nên ăn: cháo loãng, súp, cháo xay nhuyễn, ăn thức ăn mềm và uống nhiều nước trái cây, nước ép rau củ, sữa… để cơ thể nhanh phục hồi bệnh nhân bị sốt xuất huyết nên kiêng:
- Kiêng tắm, gội trong thời gian bị bệnh sẽ khiến tình trạng da bị xung huyết nhiều hơn.
- Không tự ý dùng thuốc hạ sốt, dùng thuốc cần phải có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
- Kiêng ăn các thực phẩm chứa nhiều: chất béo, dầu mỡ đồ chiên xào; các thực phẩm cay nóng như: ớt, gừng, mù tạt, mít, sầu riêng…Những thực phẩm này sẽ làm nhiệt độ trong cơ thể tăng lên. Khiến sốt cao hơn và ảnh hưởng đến khả năng bình phục của bệnh nhân.
- Hạn chế ăn các thực phẩm có màu: đỏ, nâu, đen…những thực phẩm này khi đi ngoài hoặc nôn ra sẽ có màu giống máu. Điều này sẽ khiến bác sĩ bị nhầm lẫn với máu và dẫn đến chẩn đoán nhầm tình trạng bệnh.
- Cơ thể có những biểu hiện của triệu chứng bệnh sốt xuất huyết các bạn tuyệt đối không được uống các loại: đồ uống ngọt như soda, mật ong, café, uống rượu, đường… không hút thuốc lá
Sốt xuất huyết có lây không?
Sốt xuất huyết lây truyền khi bị muỗi vằn đốt hút máu người mắc bệnh hoặc nhiễm vi rút dengue. Muỗi lây truyền bệnh sốt xuất huyết cho người khỏe mạnh bằng các vết đốt ngoài da. Sốt xuất huyết lây lan từ người bệnh sang cho cộng đồng và bùng phát thành dịch.
Muỗi vằn nhiễm vi rút dengue có thể truyền bệnh sốt xuất huyết trong suốt cả cuộc đời của chúng.
Trong những ổ dịch sốt xuất huyết cứ 1 người có các triệu chứng sốt xuất huyết thì có vài chục người mang vi rút tiềm ẩn. Người không có biểu hiện của triệu chứng sốt xuất huyết vẫn có khả năng lây bệnh. Đã ghi nhận rất nhiều trường hợp các thành viên trong cả gia đình bị bệnh sốt xuất huyết phải nhập viện.
Con người có thể bị nhiễm theo một số cách:
- Tiếp xúc với nước tiểu, phân, nước bọt hoặc các chất bài tiết khác của cơ thể từ các loài gặm nhấm bị nhiễm bệnh.
- Tiếp xúc với xác của động vật bị nhiễm bệnh đã chết.
- Bị muỗi hoặc bọ ve đốt.
- Tiếp xúc với động vật đã bị muỗi hoặc bọ ve nhiễm bệnh cắn.
- Tiếp xúc gần với những người bị nhiễm bệnh hoặc chất dịch cơ thể của họ. Các vi-rút gây sốt xuất huyết Ebola, Marburg, Lassa, Thế giới Mới và Sốt xuất huyết Crimean-Congo có thể lây từ người sang người. Mọi người cũng có thể bị nhiễm bệnh khi chạm vào các đồ vật như ống tiêm và kim tiêm đã bị dính dịch cơ thể bị nhiễm bệnh.
Điều trị sốt xuất huyết
- Cách điều trị của bệnh là khi phát hiện các triệu chứng sốt xuất huyết ở giai đoạn nhẹ bạn nên đi thăm khám bác sĩ. Để được điều trị theo dõi tại các cơ sở y tế nhằm: phát hiện, xử lý và ngăn chặn kịp thời những biểu hiện của tình trạng bệnh chuyển nặng.
- Hạ sốt cho người bệnh bằng cách cho uống thuốc hạ sốt, thời gian uống cách nhau 4-6h đồng hồ. Bệnh nhân nôn ói nhiều thì tiến hành truyền dịch và nước. Cho người bệnh uống nhiều nước oresol, nước dừa, nước cam, nước chanh, nước cháo loãng…
- Sốt xuất huyết là bệnh rất nguy hiểm dẫn đến tình trạng nhập viện và tử vong cao. Hiện nay chưa có thuốc điều trị bệnh và vắc xin phòng chống bệnh. Để kiểm soát bệnh và phòng chống nguy cơ lan truyền vi rút dengue trong cộng đồng. Mỗi gia đình cần có những biện pháp để loại bỏ nơi sinh sản và trú ẩn của muỗi vằn.
- Diệt muỗi vằn là cách duy nhất để bảo vệ gia đình và người thân khỏi dịch bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm. Bạn nên sử dụng thuốc diệt muỗi vằn permecide 50EC. Để phun vào không gian trong ngôi nhà và ngoài sân vườn. Dùng thuốc để tẩm mùng màn nhằm ngăn chặn muỗi đốt khi ngủ. Thuốc diệt muỗi permecide 50EC rất an toàn cho sức khỏe và có tác dụng diệt muỗi từ 4-6 tháng. Để tiêu diệt muỗi vằn các bạn liên hệ ĐT 0964131519 – 0964131519 để: mua thuốc permecide 50EC, và sử dụng dịch vụ diệt muỗi uy tín tại nhà của công ty diệt côn trùng số 1.
Các trường hợp sốt xuất huyết do virus có thể phòng ngừa và điều trị như thế nào?
Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa VHFs lây truyền từ người sang người là cách ly y tế đối với những bệnh nhân bị nhiễm bệnh và thận trọng để ngăn ngừa sự phơi nhiễm của nhân viên y tế và những người khác với vi rút. Cũng phải đặc biệt chú ý để xử lý đúng cách các chất thải y tế và mô từ bệnh nhân bị nhiễm bệnh.
Không có loại thuốc cụ thể nào để điều trị VHF — bệnh nhân được chăm sóc hỗ trợ. Bệnh nhân bị nhiễm vi rút sốt Lassa có thể đáp ứng với thuốc kháng vi rút ribavirin, nếu được điều trị sớm trong quá trình nhiễm trùng.
Vắc xin duy nhất được cấp phép, đã được phê duyệt cho bệnh sốt vàng da; tuy nhiên, vắc-xin phải được thực hiện trước khi tiếp xúc với bệnh sốt vàng. Các vắ
Xem thêm:
Thuốc diệt muỗi permecide 50EC
Bệnh sốt rất huyết rất nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của bạn và những người thân trong gia đình. Khi bị muỗi vằn đốt sau 3 ngày bạn thấy cơ thể có triệu chứng sốt xuất huyết. Hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị nhé. Chúc các có cuộc sống vui vẻ không bị muỗi làm phiền.